Trồng Thanh Long Áp Dụng Hệ Thống Nông Nghiệp Thông Minh

Thanh long hiện là cây trồng chính của rất nhiều hộ nông dân ở Bình Thuận và Tiền Giang. Tuy nhiên những năm gần đây, thanh long thường xuyên rơi vào hoàn cảnh “được mùa, rớt giá”, do người dân phát triển tự phát, không theo quy hoạch. Do đó, tự động hóa nông nghiệp được coi là hướng đi mới của người nông dân trồng thanh long. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp trồng thanh long áp dụng hệ thống nông nghiệp thông minh qua bài viết này nhé.

Hệ thống nông nghiệp thông minh là gì ?

Do những hạn chế về địa hình, khí hậu và chất lượng thổ nhưỡng không đồng nhất đã  gây khó khăn trong việc chăm sóc cây trồng. Mặt khác, quá trình đô thị hóa, mật độ dân số tăng nhanh cũng đặt ra các mối đe dọa đối với sự sẵn có của đất canh tác. Đây chính là lý do cho sự xuất hiện của nông nghiệp thông minh.

 

Ứng dụng HUNONIC trong trồng thanh long
Ứng dụng HUNONIC trong trồng thanh long

Khái niệm nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0 được hiểu là việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ sản xuất cũng như công nghệ quản lý vào nền nông nghiệp. Hệ thống này dựa nhiều vào vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ cao để trồng trọt. Mô hình này ứng dụng các công nghệ số để giám sát, điều khiển và chăm sóc cây trồng tự động, giúp tối đa hóa năng suất và chất lượng nông sản.

Khó khăn và thách thức khi canh tác thanh long

Ngành nông nghiệp nước ta đang phải giải quyết đồng thời 3 thách thức là đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cho người dân, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu thanh long đến hơn 40 quốc gia trên thế giới và giữ thị phần xuất khẩu thanh long lớn nhất ở châu Á. Tuy nhiên, diện tích thanh long chủ yếu sử dụng hệ thống canh tác đơn giản, chưa áp dụng hệ thống tưới tự động và cơ giới hóa trong sản xuất và tiêu chuẩn VietGAP đạt tỉ lệ rất thấp.

Trồng thanh long trong nông nghiệp thông minh

Trong khi đó, nhiều thị phần xuất khẩu thanh long lớn của Việt Nam như Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các quy định mới đối với nhiều loại trái cây. Sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc,… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nông nghiệp nói chung và thành long nói riêng, để nâng cao giá trị cần áp dụng khoa học công nghệ, hệ thống nông nghiệp thông minh vào sản xuất và xây dựng thương hiệu.

Mô hình trồng thanh long áp dụng hệ thống nông nghiệp thông minh

Mô hình canh tác thông minh này bao gồm các thiết bị điều khiển tự động có thể kết nối internet và điện thoại di động, cho phép người nông dân điều khiển các thiết bị chăm sóc cây trồng từ xa. Ngoài ra bạn còn có thể lập trình cho thiết bị hoạt động theo lịch.

Với đặc thù phải tưới nước, chong đèn nhiều cây thanh long mới ra hoa phát triển tốt, hệ thống này giúp người nông dân giảm thiểu rất nhiều công sức và chi phí. Những thiết bị như đèn chiếu sáng, hệ thống đường ống nước tưới tiêu và bộ thiết bị điều khiển tự động kết nối với các công tắc điện. Bộ thiết bị điều khiển tự động này có thể nhận được các tín hiệu điều khiển qua Internet hoặc tin nhắn SMS thông qua điện thoại di dộng.

Điều khiển máy bơm từ xa bằng điện thoại dùng sim

Việc có thể giám sát vườn từ xa, không chỉ giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian, chủ động trong việc chăm sóc, mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất do chế độ tự động chiếu sáng, tưới tiêu,… một cách tỉ mỉ và hợp lý. Đó là chưa kể tới việc tiết kiệm nước và lương nhân công chăm sóc và trông coi vườn. Qua đó, mức thu nhập từ sản xuất thanh long đạt trung bình từ 200-250 triệu đồng/ ha không chỉ giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng, mà còn giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương

Một số mô hình nông nghiệp thông minh được áp dụng trên thế giới

  • Các cỗ máy tưới tiêu lớn dành cho các cánh đồng quy mô khổng lồ
  • Mô hình canh tác nhà kính: đây là biện pháp rất được ưa chuộng vì có thể kiểm soát các điều kiện tự nhiên như sâu, bệnh hại… gây ảnh hưởng đến cây trồng.
  • Sử dụng robot nông nghiệp là biện pháp giảm thiểu sức lao động của con người. Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến trên thế giới.
  • Công nghệ đèn LED hỗ trợ cây hấp thụ tối đa lượng ánh sáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
  • Tế bào quang điện (mặt trời nhân tạo) giúp tối ưu hóa không gian trồng trọt.
  • Vệ tinh và thiết bị không người lái giúp khảo sát địa hình, tăng độ chính xác trong việc quản lý các dữ liệu của trang trại.
  • Xây dựng các mô hình quản lý chuẩn, sau đó quảng bá sản phẩm của họ đến các thị trường bên ngoài.

Có thể nói, mô hình canh tác thanh long áp dụng hệ thống nông nghiệp thông minh đã đem lại nhiều cái lợi ích cho người nông dân trong sản xuất. Đây được xem là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật có hệ thống, bài bản trong sản xuất thanh long những năm qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *